Nhân vật trong thế giới quan Nasu | |
Caster | |
Tên tiếng Nhật: | キャスター |
---|---|
Thuộc nhánh: | Fate |
Xuất hiện trong: | Fate/Grand Order |
Lồng tiếng Nhật ngữ: | Suzuki Ryōta |
Loại nhân vật: | Servant |
Giới tính: | Nam[1] |
Chiều cao: | 170cm[1] |
Cân nặng: | 60kg[1] |
Thích: | Sự tiến bộ của Y thuật Những ca bệnh khó chữa Bệnh nhân biết nghe lời thầy thuốc |
Không thích: | Lũ bệnh nhân ngu xuẩn Lũ Thần ngu ngốc |
Thông số Servant | |
Tên thật: | Asclepius |
---|---|
Loại nhân vật: | Anh Linh |
Nguồn gốc: | Thần Thoại Hy Lạp[1] |
Khu vực: | Hy Lạp[1] |
Thiên tính: | Trung Lập[1] |
Thuộc tính ẩn: | Địa[1] |
Trường phái chính quy: |
Master: | Fujimaru Ritsuka | ||
Cuộc chiến: | Grand Order | ||
Tác phẩm: | Fate/Grand Order | ||
Sức mạnh: | D[1][2] | Ma lực: | A[1][2] |
---|---|---|---|
Sức bền: | D[1][2] | May mắn: | D[1][2] |
Nhanh nhẹn: | B[1][2] | Bảo Khí: | A+[1][2] |
Kỹ năng trường phái: | |||
Tạo Dựng Trận Địa | A[1][2] | ||
Tạo Thành Dụng Phẩm | EX[1][2] | ||
Thần Tính | A[1][2] | ||
Kỹ năng sở hữu: | |||
Thần Y | EX[1][2] | ||
Con Trai Của Apollo | A[1][2] | ||
Điều Khiển Rắn | B[1][2] | ||
Bảo Khí: | |||
Resurrection Float Hades | Kháng Nhân | B[1] | |
Resurrection Float Hades | Diệt Thế | EX[1] |
Caster (キャスター, Kyasutā?), Servant trường phái Caster xuất hiện trong Đai Dị Văn Ấn Độ trong Cosmos in the Lostbelt
Thông tin[]
Danh tính[]
Caster Tên thật là Asclepius (アスクレピオス, Asukurepiosu?) một vị anh hùng Hy Lạp. Anh học Y thuật từ Chiron, về sau được xưng tụng là "Thần Y". Anh cũng cũng là một thành viên của Argonaut do Jason dẫn đầu.[1][2]
Anh là con trai của Apollo, người sau cùng đã đạt được năng lực hồi sinh người chết. Năng lực đó bị các vị Thần Linh xem là vấn đề nên đã dùng sấm sét để giết chết anh.[1][2]
Apollo đã phát sinh quan hệ với một người phụ nữ tên là Coronis, khiến cho cô mang thai. Thế nhưng, con quạ lại nói với ông rằng Coronis không chung thủy (cũng có bản nói rằng con quạ đã nói dối). Chuyện đó khiến cho Apollo tức giận, không những giết chết Coronis, mà bộ lông vốn màu trắng của con quạ cũng bị ông biến thành màu đen. Thế nhưng, Apollo hối hận về việc đã giết chết Coronis, nên đã cứu lấy đứa con (Asclepius) trong bụng ngay trước khi cô được hỏa táng, rồi ông giao anh cho vị hiền giả bán nhân mã Chiron nuôi dưỡng.[1][2]
Asclepius học tập Y thuật và săn bắn ở chỗ của Chiron, song anh biểu hiện tài năng Y thuật xuất sắc hơn cả Chiron một bậc. Y thuật của anh thậm chí có chế ra thuốc hồi sinh con người từ qua việc sử dụng máu Gorgon mà Athena ban tặng.[1][2]
Nhưng mà, nếu con người có thể vượt qua cái chết, thì địa ngục sẽ mất đi giá trị tồn tại. Thần Minh Giới Hades cảm thấy được mối nguy, nên ông ta (vì không thể nào tự mình ra tay với Asclepius - con trai của Apollo) nên phải nhờ đến Zeus giải quyết, Zeus đã dùng sấm chớp để giết chết Asclepius.[1][2]
Nghe nói, vì để khiến Apollo ngôi giận việc giết chết con trai của ông ấy, Zeus đã cho Asclepius đã chết thăng lên Thần Tọa (神の座, kami no za?), trờ thành chòm sao Xà Phu.[1][2]
Một "Mad Scientist" chỉ quan tâm đến sự tiến bộ trong y thuật của bản thân. Y thuật của anh có hiệu quả cực kỳ cao và toàn diện về thảo dược, ngoại khoa, ma thuật. Nhưng mục tiêu căn bản của anh không phải để “xoa dịu cơn đau” hay “trị liệu để mọi người biết ơn”, mà là vì “tiến bộ trong y thuật của bản thân”, hoàn toàn khác với các “bác sĩ” thông thường.[2]
Tuy rất vui với việc trị liệu những căn bệnh mới lạ có khả năng giúp anh tiến bộ, nhưng những căn bệnh nhàm chán cũng không hiếm. Thường hay thí nghiệm những biện pháp trị liệu nguy hiểm không cần thiết. Những bác sĩ khác mà thấy điều này sẽ phải xanh cả mặt. Song, do anh ấy là một thiên tài nên trị liệu thành công, đối với những bệnh nhân không biết gì sẽ bảo rằng “Khoẻ rồi! Quả nhiên người này là một bác sĩ tuyệt vời!”. Những lời đánh giá được truyền cho hậu thế cũng do thế.[2]
Mục đích của anh chỉ có một, “tiếp tục nghiên cứu phát triển y thuật của bản thân”, nhưng anh vẫn có một chuyện không bao giờ quên.[2]
Đó là việc bị Zeus trừng phạt.[2]
Xuất hiện với tư cách Servant, anh vẫn còn nhớ rõ sự tức giận và căm hận khi bị thần thánh giết chết. Tại sao phải giết chứ? Bản thân chỉ đang nghiên cứu y thuật hết lòng, chỉ là bản thân quá ưu tú, thế thì tại sao lại phải giết chứ.[2]
Đưa lên Tinh Toạ hay thành Thần để làm gì cơ chứ.[2]
Anh không bao giờ quên đi ngọn lửa phẫn nộ đối với sự vô lý tuỳ tiện của đám thần thánh. Sau khi được triệu hồi bởi vua Dị Văn Ấn Độ đang tìm đến “thế giới hoàn mỹ” bằng cách xoá bỏ những thứ thất bại, anh còn bị đưa Thần Tính vào và càng trở nên điên loạn.[2]
Không được có chuyện gạt bỏ vì lý do quá ưu tú. Nếu có hai thứ ưu tú và kém cỏi thì dĩ nhiên thứ ưu tú cần được lưu lại. Đó mới là điều chính xác cần phải có trong thế giới_____[2]
Với chủ trương quá khích đó, anh đã hành sự với tư cách Servant và là một Thần Tướng (Lokapala).[2]
Ngoại hình[]
Tính cách[]
Tuyệt đối không tha thứ cho lũ viết sai chiều cao và cân nặng trong hồ sơ bệnh án.[1]
Một bác sĩ thuộc tuýp người "Mad Scientist". Chỉ hứng thú với sự tiến bộ của y thuật bản thân. Có thể nói, chỉ cần liên quan đến điều đó thì anh ta không hề suy xét việc khiến người khác cảm thấy phiền phức. Tuy bình thường anh hay quên đi điều này, nhưng lý do, nguồn cơn của mục đích đó đều là vì sự yêu thương nhân loại và muốn “để lại cho hậu thế y thuật tốt nhất”.[2]
Một người đàn ông thầm lặng lạnh lùng.[2] Ngoài việc trị liệu, anh không hề có hứng thú giao tiếp với người khác. Tuy anh nghĩ bản thân rất ưu tú, nhưng đó là đánh giá tuyệt đối, không hề mang tính tương đối đối với người khác. Vì vậy, nếu không cần thiết thì anh không bao giờ xem thường hay khinh miệt người kém cỏi.[2]
Dĩ nhiên, nếu cần thiết thì anh sẽ thản nhiên nói “Đương nhiên rồi. Bởi vì ta ưu tú hơn ngươi rất nhiều”. Dù đối phương có tức giận thì anh chỉ ngây thơ nói “Sao vậy. Ta ưu tú hơn chính là sự thật mà”.[2]
Tuy thầm lặng nhưng anh không phải kiểu người chịu đựng, nếu tức giận thì cũng có lúc anh bất ngờ xách dao đâm thẳng.[2] Mad Scientist chính là như vậy.[2]
Điều ước với Chén Thánh dĩ nhiên là “Tiến bộ trong y thuật của bản thân”. Chẳng hạn như việc sản xuất thuốc hồi sinh số lượng lớn.[2]
Anh đối xử với Master như một người bảo trợ. Cụ thể như “Đưa nhiều bệnh nhân đến đây nhanh”, “Để ta nghiên cứu thí nghiệm tuỳ thích”, “Đổi lại thì ta sẽ trị liệu cho hắn”.[2]
Giả dụ anh được triệu hồi trong Cuộc Chiến Chén Thánh, nếu Master là người có năng lực chiến đấu thì anh sẽ thành thật làm công việc hỗ trợ trị liệu và nói “Lên đi nào, Master. Dù có bị thương thì ta cũng sẽ chữa cho”. Dù vậy, vẫn có khả năng anh sẽ nhíu mày nói “...Tại sao lại không bị thương? Nếu ngươi không bị vết thương hiếm lạ nào thì không ổn đâu".[2]
Tóm lại, vị trí của anh hầu như không khác gì với hồi còn là một thành viên Argonauts.[2]
Nếu hỏi anh ấy rằng “Tại sao anh lại muốn y thuật bản thân tiến bộ đến như thế?” thì ắt hẳn Asclepius sẽ nghiêng đầu suy nghĩ. Anh ấy gần như không biết câu trả lời. Tuy có lẽ ban đầu hành động trong vô thức, nhưng bình thường anh hay quên đi chuyện đó. Vì nó quá dĩ nhiên nên anh quên đi. Cho nên anh ấy nhất định không trả lời như thế.[2]
Câu trả lời rất đơn giản.[2]
Nó xuất phát từ lòng yêu thương con người, “Muốn y thuật tiến bộ vì cho y học sau này, cho thế giới con người sau này”.[2]
Nếu có thể cùng sinh hoạt với Asclepius một thời gian, chúng ta có thể nhận ra điều đó mà không cần anh ấy nói ra. Ít nhất thì có lẽ các thành viên của Argo cũng nhận ra một chút. Nhưng nếu nói với anh ấy thì có khả năng anh ta sẽ tức giận hoặc trở nên ương ngạnh nên mọi người chọn cách không nói gì.[2]
Ngoài ra, về phần động cơ cá nhân cho những hành động ban đầu, có vẻ như nếu có thể phát triển y thuật và giúp con người chinh phục cái chết thì sẽ không còn những con người đáng thương bị ảnh hưởng bởi hành vi ngu ngốc của thần thánh, giống như mẹ của anh…. Có lẽ đó là vì anh muốn “cứu (gián tiếp) người mẹ mà anh chưa từng được gặp”.[2]
Vai trò[]
Fate/Grand Order[]
Yuga Kshetra: Sáng Thế Diệt Vong Luân Hồi[]
Fate/Apocrypha[]
Asclepius được đề cập có thể được triệu hồi như một Servant nếu sử dụng thánh tích là tàn dư của con tàu Argo.[3]
Fate/strange Fake[]
Asclepius xuất hiện dưới hình dạng một đứa trẻ mang theo một cây gậy rắn, đóng vai trò là một trong những cái bóng của Watcher.[4]
Khả năng[]
Từng xâm phạm đến lãnh địa của Hades, khiến cho Zeus thực sự nổi giận. Tương truyền, Asclepius đã thành công tạo nên thứ thuốc có sức mạnh khiến cho con người hoặc bán thần hoàn toàn hồi sinh, dù là trong trạng thái ngặt nghèo.[1]
Anh cũng đã sử dụng thứ thuốc thần kỳ của mình để hồi sinh Glaucus - con trai của Vua Minos, Hippolytus - con trai của Theseus. Khi hồi sinh Hippolytus, anh bảo rằng mình 『có được sức mạnh của Artemis』.[1]
Kỹ năng[]
Tạo Thành Dụng Phẩm (Hạng EX): Mặc dù cơ bản chỉ là chế tạo những dụng cụ liên quan đến Y thuật, nhưng những dụng cụ làm ra đều có tính năng vượt trội.[1]
Tạo Dựng Trận Địa (Hạng A): Tạo dựng một “xưởng phép” có lợi cho bản thân. Vì sở hữu hạng A, anh có thể tạo ra “thần điện”. Dĩ nhiên, đối với anh thì đó chỉ là một nơi mang ý nghĩa phòng khám, phòng điều trị, phòng phẫu thuật.[2]
Thần Tính (Hạng A): Vì anh là con trai của thần Apollo (dù rất ghét) nên mang trong mình Thần Tính rất cao.[2]
Con Trai Của Apollo (Hạng A): Kỹ năng biểu hiện bản thân mình thuộc phả hệ của một vị thần Hy Lạp là Apollo. Apollo là người cai quản cung tên, văn học, tiên tri, mặt trời, v,v..., đồng thời cũng là thần dịch bệnh. Ông cũng cai quản cả Y thuật để biểu hiện cho tính hai mặt này.[1] Tuy rất muốn quên đi kỹ năng này, nhưng lỡ như có một bệnh nhân trước mặt mà không thể cứu sống nếu không có sức mạnh của dòng máu này… thì có lẽ anh sẽ tặc lưỡi và sử dụng nó không chút do dự.[2]
Thần Y (Hạng EX): Kỹ năng này biểu hiện bản thân anh là vị tổ của khái niệm "trị liệu" và tồn tại như một vị thần Y học được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Theo một giả thuyết khác cho rằng, người đầu tiên trị liệu bằng thảo dược là Chiron. Asclepius học tập nó và tiến hành phát triển, thành người đầu tiên thực hiện 『Chữa bệnh lâm sàn』.[1]
Điều Khiển Rắn (Hạng B): Asclepius điều khiển rắn – biểu tượng cho sinh mạng bất diệt – và cũng là kỹ thuật dùng trong trị liệu. Trong Hy Lạp cổ đại, rắn được thần thánh hoá là loài vật mà các vị thần sai khiến. Asclepius được đưa lên trở thành chòm sao Xà Phu (Thần Toạ) sau khi bị trừng phạt bởi Zeus vì tội hồi sinh người chết... dù bản thân anh không muốn điều đó. Ngày nay, hình ảnh một con rắn quấn quanh “cây gậy của Asclepius” được sử dụng như biểu tượng của ngành y.[2]
Bảo khí[]
Bảo Khí của anh là Resurrection Float Hades, bao gồm cả hai phiên bản của nó.[1]
Phát triển[]
Taho là người minh hoạ nhân vật cho Asclepius.
Tham khảo[]
- ↑ 1,00 1,01 1,02 1,03 1,04 1,05 1,06 1,07 1,08 1,09 1,10 1,11 1,12 1,13 1,14 1,15 1,16 1,17 1,18 1,19 1,20 1,21 1,22 1,23 1,24 1,25 1,26 1,27 1,28 1,29 1,30 1,31 1,32 1,33 [1]Profiles Servant: Caster Asclepius
- ↑ 2,00 2,01 2,02 2,03 2,04 2,05 2,06 2,07 2,08 2,09 2,10 2,11 2,12 2,13 2,14 2,15 2,16 2,17 2,18 2,19 2,20 2,21 2,22 2,23 2,24 2,25 2,26 2,27 2,28 2,29 2,30 2,31 2,32 2,33 2,34 2,35 2,36 2,37 2,38 2,39 2,40 2,41 2,42 2,43 2,44 2,45 Fate/Grand Order Material VIII - Profile Caster Asclepius
- ↑ [2]Fate/Apocrypha - Tập 1, Chương 1: Tất nhiên, có những khi trung gian chưa chắc đã đảm bảo triệu hồi đúng Servant họ mong muốn. Giả như thánh tích là tàn dư con tàu Argo thì trong số rất nhiều những anh hùng Hy Lạp từng dùng nó, ai sẽ đáp lại lời triệu hồi? Heracles dũng mãnh vô song? Thuyền trưởng Jason? Phù thủy bội ước Medea? Hay Thần y Asclepius? Chẳng ai biết được tới khi lễ triệu hồi kết thúc.
- ↑ Volume 3, Interlude: "Khát Vọng Của Người Lính Vô Danh"
|